-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Điện công nghiệp và dân dụng có gì khác nhau?
Điện đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống truyền tải điện, nhằm phục vụ hoạt động sản xuất từ công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ đến dân sinh. Bên cạnh đó, công suất sử dụng điện trong từng lĩnh vực là không giống nhau, nhưng không phải ai cũng biết rõ điều này. Hãy cùng DASK tìm hiểu “Điện công nghiệp và dân dụng có gì khác nhau” qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về điện công nghiệp và điện dân dụng
Điện công nghiệp là gì?
Điện công nghiệp là hệ thống điện được sử dụng trong các cơ sở sản xuất, nhà máy, nhà xưởng. Bao gồm toàn bộ hệ thống mạng lưới điện của đơn vị công nghiệp, từ hệ thống cung cấp điện động lực, tủ điện công nghiệp phân phối, mạng lưới điện chiếu sáng… Đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong cung cấp điện năng, quyết định đến năng suất, đầu ra của doanh nghiệp, nhà máy. Do vậy, doanh nghiệp cần đầu tư kỹ lưỡng, chỉn chu ngay từ công đoạn thiết kế đến thi công và đi vào sử dụng.
Điện dân dụng là gì?
Khác với điện công nghiệp, điện dân dụng là hệ thống điện được sử dụng để vận hành các thiết bị công suất nhỏ, tiêu thụ ít điện năng. Ví dụ như: Hệ thống điện trong nhà ở, hệ thống đèn chiếu sáng, điện làm mát,… Phục vụ chủ yếu cho mục đích sinh hoạt của các hộ gia đình nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn khi thi công và trong quá trình sử dụng.
>>> Bài viết tham khảo: Khi nào xảy ra chập điện? Cần làm gì để đảm bảo an toàn.
>>> Bài viết tham khảo: Kỹ năng cần có của thợ điện chuyên nghiệp - Cần nắm rõ!
Sự khác biệt giữa điện công nghiệp và dân dụng
Nếu như điện công nghiệp được vận hành tốt với những trang thiết bị máy móc có công suất lớn là 3 pha, thì điện dân dụng sẽ được vận hành hoàn hảo đối với trang thiết bị máy móc có công suất nhỏ là 1 pha. Cùng so sánh sự khác nhau giữa điện công nghiệp và điện dân dụng như sau:
Điện áp
- Điện công nghiệp: Tại Việt Nam, mức độ điện áp được sử dụng là 380V, Nhật Bản là điện áp 200V còn ở Hoa Kỳ là 220V.
- Điện dân dụng: Tại Việt Nam, mức điện áp sử dụng là 220V, ở một số quốc gia khác như Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ,… mức điện áp sử dụng thấp hơn là 110V, 120V,…
Độ an toàn
- Điện công nghiệp: Dễ gây chập, cháy thiết bị nếu trong quá trình lắp đặt có nhầm lẫn.
- Điện dân dụng: Khả năng xảy ra chập, cháy thấp hơn so với điện công nghiệp.
Độ phức tạp
- Điện công nghiệp: Bao gồm có 3 dây nóng và 1 dây lạnh, có cấu tạo tương tự như ba đường điện 1 pha chạy song song có chung 1 dây trung tính.
- Điện dân dụng: Bao gồm có 2 dây dẫn, đó là 1 dây nóng và 1 dây lạnh.
Giá thành
- Điện công nghiệp: có mức giá thành tương đối cao so với điện dân dụng.
- Điện dân dụng: mức giá thành thấp hơn.
Mục đích sử dụng
- Điện công nghiệp: Được sử dụng trong các nhà xưởng, vận hành những thiết bị, máy móc có công suất lớn.
- Điện dân dụng: Được ứng dụng phổ biến để vận hành các thiết bị có công suất nhỏ, phục vụ sinh hoạt gia đình.
DASK - Cung cấp dụng cụ cách điện uy tín tại Việt Nam
Trên đây là bài viết “Điện công nghiệp và dân dụng có gì khác nhau” hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích về ngành điện. Đồng thời, DASK Việt Nam - Tự hào là đơn vị cung cấp dụng cụ cách điện uy tín hàng đầu hiện nay. Các dòng sản phẩm mà chúng tôi tập trung cung cấp như dụng cụ cách điện 1000V tiêu chuẩn VDE, dụng cụ chuyên dùng cho xe ô tô điện, dụng cụ cách điện cho ngành điện lực, truyền tải điện, túi đựng đồ nghề cho thợ điện nước, túi đựng đồ nghề cho thợ điện lạnh, túi đựng đồ nghề cho bảo dưỡng, sửa chữa.
Quý khách hàng quan tâm đến sản phẩm, xin vui lòng liên hệ cho DASK qua Hotline: 0376.313.989 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí. Cam kết sản phẩm chính hãng, chất lượng cao cấp đảm bảo không làm cho bạn thất vọng. DASK - Trải nghiệm tuyệt vời dành cho mọi người thợ!