Sự khác biệt điện cao thế, trung thế và hạ thế

Ngày đăng: 18/03/2022

Phân loại hiệu điện thế giữa các cấp điện áp, chủ yếu sẽ phụ thuộc vào ứng dụng cụ thể và quy ước riêng của từng quốc gia. Tại Việt Nam, hiệu điện thế được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quy ước. Trong đó, đường điện được chia ra thành các cấp bao gồm đường điện cao thế, trung thế và hạ thế. Để hiểu rõ hơn về từng loại, mời bạn đọc cùng DASK đi tìm hiểu “Sự khác biệt điện cao thế, trung thế và hạ thế”.

Sự khác biệt điện cao thế, trung thế và hạ thế

Điện cao thế 

Điện cao thế là đường điện thuộc cấp điện áp từ 110kV - 220kV - 500kV (110.000V - 220.000V - 500.000V). Đối với nguồn điện này, có thể bạn sẽ bị phóng điện nếu như vi phạm khoảng cách an toàn. Nguồn điện cao thế được dùng dây trần, gắn trên cột qua những chuỗi sứ cách điện. Trụ điện cao thế được cấu thành từ bê tông ly tâm, cột tháp sắt, tuy nhiên có một số nơi còn sử dụng cột gỗ thông, cột mang chiều cao trên 18m.

Trung thế 

Điện trung thế là các đường điện tuỳ thuộc điện áp từ 15kV (15.000V). Với nguồn điện áp này, có thể xảy ra sự phóng điện nếu như bạn vi phạm khoảng cách an toàn (người hoặc vật tới gần dây điện). Bên cạnh đó, trụ điện trung thế được treo trên cột bê tông ly tâm cao từ 9m-12m.

Hạ thế

Điện hạ thế là các đường điện tuỳ thuộc điện áp từ 220V-380V. Được sử dụng dây cáp bọc vặn xoắn ACB bao gồm 4 sợi dây cáp bện chặt vào nhau. Một số khác thì sử dụng 4 dây cáp rời được gắn lên cột điện bằng kẹp treo hoặc sứ treo. Cột điện thường được dùng bằng cột bê tông ly tâm hoặc cột bê tông vuông, trụ tháp sắt cao từ 5m-8m. 

– Khác với điện cao thế và trung thế, nguồn điện hạ thế không xuất hiện hiện tượng phóng điện. Tuy nhiên, nếu bạn chạm trực tiếp vào phần kim loại đang dẫn điện trong dây thì sẽ xảy ra điện giật. 

Cách nhận biết điện cao thế, cao áp

– Điện cao thế dễ dàng nhận diện thông qua quá trình quan sát thấy đường dây điện với gắn chuỗi sứ. Cụ thể như sau:

+ Với điện áp 500kV khoảng 24 bát/chuỗi;

+ Với điện áp 220kV từ (12-14) bát/chuỗi;

+ Với điện áp 110kV từ (6-9) bát/ chuỗi;

+ Với điện áp 35kV từ (3 – 4) bát/chuỗi.

Quy định về khoảng cách an toàn đối với từng điện áp 

Về khoảng cách an toàn, nhằm hạn chế các nguy cơ, hiểm họa xảy ra hậu quả nghiêm trọng dẫn tới các sự cố như mất điện và tai nạn điện, thậm chí nặng có thể tử vong. Cụ thể, từng loại điện áp được phân biệt như bảng sau đây: 

Cấp điện áp

Khoảng cách an toàn tối thiểu

Điện hạ thế

0,3m

Điện áp từ 1kV đến 15 kV

0,7m

Điện áp từ 15kV đến 35 kV

1,00m

Điện áp từ 35kV đến 110 kV

1,50m

Điện áp từ 110kV đến 220 kV

2,50m

Điện áp từ 220kV đến 500 kV

4,50m


Địa chỉ mua bảo hộ lao động chính hãng ở đâu?

Bài viết trên đây là “Sự khác biệt điện cao thế, trung thế và hạ thế”, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Đồng thời, để đảm bảo an toàn trong môi trường lắp đặt - sửa chữa nguồn điện áp, bảo hộ lao động luôn là vật dụng không thể thiếu của người thợ kỹ thuật điện. Nếu như bạn đang phân vân chưa biết mua bảo hộ lao động chính hãng, giá tốt ở đâu thì hãy đến ngay với DASK Việt Nam

DASK nhà cung cấp các thiết bị - bảo hộ lao động cách điện tốt nhất hiện nay, với nguồn hàng đa dạng, phong phú đảm bảo đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Đến với DASK, Quý khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm, giá thành cạnh tranh nhất. Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ qua Hotline: 0376.313.989 để được đội ngũ nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhất. Trân trọng!

Viết bình luận của bạn: