Ngắn mạch là gì? Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục

Ngày đăng: 14/04/2022

Nếu như các thiết bị điện trong gia đình bạn đột ngột ngừng hoạt động, đường dây điện bên ngoài gặp sự cố cháy nổ. Hiện tượng này chính là một trong những dấu hiệu của ngắn mạch. Vậy ngắn mạch là gì? Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục như thế nào? Hãy đọc bài viết dưới đây, DASK sẽ giải thích cho bạn đọc hiểu rõ hơn.

Ngắn mạch là gì?

Ngắn mạch (tên tiếng anh là Short Circuit) là sự cố về điện xảy ra khi cực âm và cực dương tiếp xúc trực tiếp với nhau. Đây là hiện tượng ngoài ý muốn, khi mà dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn bằng không hoặc có nguồn trở kháng điện thấp. Ngắn mạch xuất hiện khi dòng điện trong mạch tăng cao hoặc đột ngột giảm điện áp, sẽ làm hư hỏng mạch thậm chí là cháy nổ.

>>> Tham khảo bài viết liên quan: Quá tải điện là gì? Khắc phục hiện tượng quá tải điện mùa nóng

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng ngắn mạch

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngắn mạch, nhưng chủ yếu là do thiết bị cách điện bị hư hỏng. Cùng điểm qua một số nguyên nhân khác, cụ thể như sau:

- Do sét đánh trực tiếp.

- Quá áp từ bên trong.

- Lớp cách nhiệt bị lão hóa (do sử dụng lâu ngày).

- Thiết bị điện quá tải khiến mạch điện không đáp ứng kịp thời.

- Việc chăm sóc, bảo dưỡng thiết bị điện không được chu đáo, cẩn thận.

Ngoài ra, nguyên nhân cơ học trực tiếp như: chạm vào dây cáp, thả diều, chim đậu, cây đổ… hoặc do lỗi của người vận hành. Tất cả những lý do trên, đều có thể gây nên hiện tượng ngắn mạch. Do đó, bạn cần chú ý trong quá trình sử dụng điện để hạn chế các sự cố hỏng hóc.

Hậu quả

- Dòng điện tăng nhiệt cục bộ chạy qua.

- Xuất hiện hiệu ứng cơ học giữa các dây dẫn và dòng điện xâm nhập làm hỏng thiết bị điện.

- Khi nguồn điện áp giảm xuống thấp, sẽ làm cho động cơ ngừng quay, ngừng hoạt động, làm hỏng thiết bị thậm chí là cháy.

- Phá hủy sự ổn định của hệ thống.

- Ngắt nguồn cung cấp điện.

Biện pháp khắc phục hiện tượng ngắn mạch

- Sử dụng sơ đồ đi dây hợp lý, đơn giản, rõ ràng và ít nhầm lẫn. Khi xảy ra sự cố, chỉ phần tử bị sự cố bị cắt, các phần tử khác vẫn phải hoạt động bình thường.

- Lựa chọn các thiết bị và linh kiện có khả năng chống chịu nhiệt tốt.

- Trang bị kiến thức và thực hiện các biện pháp an toàn điện, nhằm hạn chế dòng điện ngắn mạch (điện trở).

- Sử dụng các thiết bị tự động và bảo vệ ngắn mạch và quá áp.

- Kiểm tra nguồn dây điện thường xuyên, xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu ngắn mạch.

- Sử dụng công tắc riêng các thiết bị, tránh gây hiện tượng chập thiết bị hàng loạt.

Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu thế “Ngắn mạch là gì? Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục”. Ngắn mạch có thể xảy ra ở bất cứ đâu, vì vậy trang bị kiến thức sẽ giúp chúng ta có thể bình tĩnh xử lý khi sự cố xảy ra. Để theo dõi và cập nhật thêm các thông tin bổ ích khác, bạn đọc vui lòng truy cập vào website: https://dask.com.vn/. Hoặc quan tâm đến các dụng cụ sửa chữa ngành điện, các bạn hãy liên lạc trực tiếp với DASK qua số hotline: 0376313989  để được tư vấn miễn phí và báo giá kịp thời nhất. Trân trọng!

Viết bình luận của bạn: