Làm sao để không bị điện giật khi sửa chữa điện?

Ngày đăng: 28/03/2022

An toàn điện trong quá trình sửa chữa điện là điều vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người nói chung và thợ điện nói riêng. Bởi lẽ, thợ điện là người tham gia trực tiếp vào sửa chữa, lắp đặt điện nên luôn ẩn chứa những mối nguy hiểm cao. Do đó, đảm bảo an toàn cho thợ điện không bị điện giận khi sửa chữa điện là điều cần thiết. Hãy đọc bài viết dưới đây, DASK sẽ chia sẻ tới bạn cách “Làm sao để không bị điện giật khi sửa chữa điện?”.

Điện giật là gì?

Điện giật là hiện tượng dòng điện chạy qua cơ thể dẫn đến cản trở chức năng của một số bộ phận, đồng thời làm tổn thương chúng hoặc thậm chí dẫn đến tử vong. Đặc biệt, khi nguồn điện áp càng cao, thời gian bị điện giật càng lâu thì tình trạng của người bị điện giật càng nghiêm trọng. Điện giật có thể xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với:

+ Các thiết bị, máy móc điện bị lỗi.

+ Dây điện trong nhà bị hở hoặc đứt.

+ Đường dây điện chung.

+ Hệ thống đèn điện.

+ Ổ điện.

Nguyên nhân dẫn đến điện giật 

- Đường dây dẫn điện không đủ tiêu chuẩn : mắc tạm bợ, cuốn chung với dây điện thoại, đường điện chưa hoàn thiện.

- Do chạm tay trực tiếp vào dây dẫn điện trần, không bọc vỏ bọc cách điện hoặc dây dẫn hở cách điện.

- Sử dụng thiết bị điện rò điện ra phần vỏ (vỏ dẫn điện mà không nối đất) hoặc không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Không tuân thủ quy trình an toàn khi tiếp xúc với nguồn điện như: sửa chữa điện không cắt nguồn điện, cấp cứu người bị điện giật không dùng vật liệu cách điện…

- Dây điện ở trên cột điện do mưa bão làm đứt dây rơi xuống đất, có thể gây ảnh hưởng xấu đến người xung quanh. Ví dụ như: trời mưa đứng dưới gốc cây cao, hay thả diều, chơi đùa gần cột điện, dây điện, dây chằng chéo…

- Xây nhà sai vi phạm khoảng cách an toàn, ví dụ như gần cột điện, trạm điện cao thế, trạm cao áp,...

- Do chập điện cũng là nguyên nhân xảy ra những vụ điện giật.

- Sơ ý chạm vào ổ điện mà không sử dụng bất cứ vật dụng, dụng cụ cách điện nào.

Làm sao để không bị điện giật khi sửa chữa điện

Đối với người thợ điện

+ Khi sửa chữa điện, để không bị điện giật nên sử dụng thiết bị bảo hộ, dụng cụ cách điện đúng tiêu chuẩn để đảm bảo và tuân thủ biện pháp an toàn.

+ Không sửa chữa điện khi trời mưa to, gió lớn vì điều này có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng mà bạn không thể lường trước.

+ Tuyệt đối không sử dụng thiết bị, dụng cụ cách điện kém chất lượng bởi lẽ không đảm bảo được an toàn tính mạng cho người thợ.

+ Ngắt nguồn điện, các thiết bị và cắt nguồn điện tổng nếu sửa lưới điện.

+ Thông báo với mọi người xung quanh về việc bạn đang sửa chữa điện. Hoặc có thể dán giấy lên vị trí công tắc nguồn tổng tránh tình trạng người khác vô ý bật nguồn trở lại. Trước khi bắt tay vào sửa chữa điện luôn đảm bảo rằng thiết bị đó đã được ngắt khỏi hệ thống điện

+ Tuân thủ các biện pháp bảo vệ an toàn, trang bị đầy đủ các vật dụng bảo hộ như găng tay cách điện, giày cách điện,… Không sửa điện ở các vị trí ẩm ướt, hoặc nếu bắt buộc phải thực hiện thì phải tăng cường các dụng cụ cách điện.

+ Sau khi hoàn thành việc sửa chữa, người thợ điện cần kiểm tra lại tình trạng rò rỉ điện trên bề mặt. Thực hiện các biện pháp tiếp đất, cánh điện cho thiết bị điện.

Sửa chữa tại nhà

+ Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: Ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy, chỗ tróc vỏ bọc cách điện của dây dẫn điện, chỗ nối dây, dây điện trần… để không bị điện giật chết người.

+ Dây điện trong nhà phải được đặt trong ống cách điện và dùng loại dây có vỏ bọc cách điện. Có tiết diện dây đủ lớn để có dòng điện cho phép của dây dẫn lớn hơn dòng điện phụ tải. Để dây điện không bị quá tải gây chạm chập, phát hỏa trong nhà.

+ Phải lắp cầu dao hay aptomat ở đầu đường dây điện chính trong nhà. Ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện. Để ngắt dòng điện khi có chạm chập, ngăn ngừa phát hỏa do điện.

+ Khi sửa chữa điện trong nhà phải cắt cầu dao điện và treo bảng “Cấm đóng điện, có người đang làm việc” tại cầu dao để không bị điện giật.

+ Không đóng cầu dao, bật công tắc điện khi tay ướt, chân không mang dép hay đứng nơi ẩm ướt để không bị điện giật.

+ Không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà có chất lượng kém. Vì các thiết bị này có lớp cách điện xấu dễ gây chạm chập, rò điện ra vỏ gây điện giật thậm chí là tử vong.

 

>>> Tham khảo bài viết: Đoản mạch là gì? Hướng dẫn sửa chữa kịp thời khi đoản mạch điện

>>> Tham khảo bài viết: Quá tải điện là gì? Khắc phục hiện tượng quá tải điện mùa nóng

Trên đây là cách “Làm sao để không bị điện giật khi sửa chữa điện?”, hy vọng rằng sẽ cung cấp cho bạn đọc đầy đủ những thông tin quan trọng để phòng tránh không bị điện giật khi sửa chữa điện. Để hạn chế điều không may mắn xảy ra, người thợ điện nên trang bị cho mình thiết bị bảo hộ an toàn, dụng cụ cách điện chất lượng nhất. Nếu bạn đang phân vân, chưa biết mua thiết bị, dụng cụ cách điện an toàn, chính hãng ở đâu? Hãy gọi ngay cho DASK qua Hotline: 0376313989 để được đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, chu đáo nhất.

Viết bình luận của bạn: