7 loại kìm phổ biến hiện nay sử dụng trong gia đình

Ngày đăng: 29/07/2021

Kìm là một trong những dụng cụ được sử dụng phổ biến hiện nay. Kìm có nhiều loại và kích cỡ khác nhau tuỳ thuộc vào công dụng của nó. Trước khi chọn cho mình 1 cây kìm để hoàn thành công việc hiệu quả thì bạn nên xác định công việc của bạn muốn thực hiện là gì để có thể chọn đúng loại kìm.

Các loại kìm phổ biến hay sử dụng trong gia đình

1. Kìm đa năng

Kìm đa năng

Kìm đa năng hay còn gọi là kìm mỏ bằng là loại kìm sử dụng phổ biến nhất trong tất cả các loại kìm.

Kìm mỏ bằng được dùng để cắt, bấm, kéo, vặn, xiết, tuốt dây, kẹp,… các vật nhỏ nên rất tiện dụng. Trong ngành điện gọi kìm mỏ bằng là kìm điện hay kìm thợ điện vì mỗi người thợ điện đều phải có ít nhất một kìm điện để làm việc.

Kìm điện hiện nay có 2 loại là kìm cách điện và kìm không cách điện. Không cách điện dùng cho thợ cơ khí, kìm cách điện dùng cho thợ điện, kìm cách điện thường gặp là loại cách điện 1000V.

Khi sở hữu một chiếc kìm điện bạn có thể sử dụng được trong rất nhiều tình huống. Bên cạnh đó giá thành của các loại kìm điện ngoài thị trường khá rẻ, cũng như có nhiều thương hiệu chủng loại khác nhau giúp bạn dễ dàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp.

2. Kìm cắt ( kìm cắt chéo )

Kìm cắt ( kìm cắt chéo )

Kìm cắt hay còn gọi là kìm cắt chéo là loại kìm chuyên dụng được thiết kế để sử dụng trong ngành điện, cơ khí và viễn thông, làm đồ da thuộc hay làm đồ handmade. Kìm được thiết kế với 2 cạnh cắt rất sắc và 2 vế kìm bắt chéo nhau giúp hiệu quả cắt tốt. Bên cạnh đó các loại kìm cắt ở phần tay cầm thường được làm bằng nhựa hoặc cao su cách điện tốt giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Kìm cắt thường dùng để cắt,kẹp, tuốt vỏ dây điện, dây cáp, cắt nhựa và kìm cũng được dùng để cắt các vật bằng kim loại nhỏ như đinh,...trong ngành điện, cơ khí, viễn thông,…

3. Kìm mỏ nhọn

Kìm mỏ nhọn

Khi đã nhắc đến các loại kìm thông dụng thì chắc chắn không thể bỏ qua kìm mỏ nhọn rồi. Kìm mỏ nhọn hay kìm mỏ nhọn dùng để kẹp, giữ hay quấn các vật dụng nhỏ trong không gian hẹp mà những dụng cụ cầm tay khác không làm được.

Kìm mỏ nhọn có cấu tạo cũng như công dụng khá giống với kìm đa năng. Tuy nhiên nếu kìm điện được thiết kế với mỏ bằng khá lớn thì kìm mỏ nhọn lại được thiết kế với mỏ nhọn, dài giúp bạn dễ dàng kẹp, gắp các vật nhỏ

Kìm mỏ nhọn rất tiện lợi trong việc quấn những sợi dây điện, dây thép, dây đồng,… được dụng trong ngành điện, cơ khí và xây dựng.

4. Kìm chết ( kìm bấm )

Kìm chết ( kìm bấm )

Kìm bấm chết hay còn gọi là kìm chết dùng để kẹp hoặc giữ chặt vật cần kẹp, kìm chết không dùng để vặn đai ốc hay xiết bu long, vì khi vặn ốc kìm chết sẽ làm hư đầu đai ốc.

Cấu tạo của kìm chết là có tay cầm, ngàm kìm có nút điều chỉnh phù hợp với vật càn kẹp và chế độ khóa lại giúp cho việc kẹp, giữ chặt vật càn kẹp. Kìm chết thường được làm từ chất liệu thép không gỉ cứng cấp, có khả năng chịu va đập tốt cũng như hoạt động tốt trong những điều kiện làm việc khắc nghiệt. Ngàm của kìm chết có rất nhiều loại như: thông thường, mỏ dẹp, mỏ vịt, bán nguyệt, một ngàm cong, hình tam giác,…

Tùy theo hình dạng, kích thước của vật cần kẹp mà bạn có thể lựa chọn một kìm chết thích hợp với công việc sửa chữa hãy lắp đặt điện nước. Ví dụ kìm chết  hình dẹp dùng để kẹp tấm tôn, thép, kìm chết ngàm song song dùng để kẹp phôi, kìm chết ngàm cong dùng để kẹp phôi và thanh….

5. Kìm cộng lực

Kìm cộng lực

Kìm cộng lực hay còn gọi là Bolt Cutter, là một công cụ cơ khí cầm tay sử dụng với nguyên lý cộng lực, cho khả năng cắt uốn những vật liệu có độ cứng vừa phải cho đến một số kim loại siêu cứng như: sắt, thép, thiếc, đồng….

Cấu tạo của kìm cộng lực dựa trên nguyên lý kiểu đòn bẩy với lưỡi cắt nhỏ và hai tay cầm dài để tạo lực cắt lớn.

Hầu hết các loại kìm công nghiệp cộng lực đều có lưỡi kìm được làm từ thép hợp kim được rèn và gia nhiệt với công nghệ hiện đại mang lại độ sắc bén vượt trội, cho phép chúng ta cắt các loại kim loại siêu cứng mà không cần đến điện.

6. Kìm tuốt dây

Kìm tuốt dây

Đây được xem là vật bất ly thân đối với những người làm nghề thợ điện, hay thợ lắp đặt truyền hình cáp. Bởi chúng có thể tuốt phần vỏ của dây điện khá nhanh chóng, mà không cần phải dùng đến lửa như cách mà thợ điện trước đây vẫn thường sử dụng.Sản phẩm được cấu tạo với 2 gọng kìm độ bám lớn, sản phẩm giúp tuốt phần vỏ dây cực ngọt và dễ dàng mà không cần dao kéo hay đốt lửa như trước.

Hiện nay kìm tuốt dây điện không còn là dụng cụ dành riêng cho thợ điện nữa, mà chúng đã được sử dụng rộng rãi hơn, nhất là tại các hộ gia đình. Loại kìm này có kích thước tương đối nhỏ gọn, dễ cầm nắm, dễ bảo quản và cũng dễ sử dụng. Bạn chỉ cần cho dây điện vào họng kìm, sau đó bấm kìm và kéo vỏ dây điện ra là được.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại kìm tuốt dây điện thuộc các thương hiệu khác nhau, do đó bạn nên chọn mua sản phẩm của thương hiệu uy tín. Bởi kìm của thương hiệu uy tín luôn được mặc định về chất lượng, chúng sẽ được cấu tạo từ chất liệu cao cấp và gia công tỉ mỉ, nên sẽ hạn chế được việc kìm bị cong vênh, gỉ sét trong quá trình sử dụng.

7. Kìm bấm cos

Kìm bấm cos

Hiện nay trên thị trường có 2 loại kìm bấm cos : Bấm cos bằng tay và bấm cos thủy lực. Tuy nhiên đối với gia đình thì chỉ cần kìm bấm cos bằng tay là đủ. 

Kìm bấm cos dây điện bằng tay hay còn gọi là Kìm bấm cos cơ được sử dụng phổ biến nhất trong các loại kìm bấm cos, nhờ có thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, dễ thao tác, giá rẻ. Nó dùng để ép, bấm chặt đầu cos với dây cáp cho chúng dính chặt vào nhau.

Lưu ý khi sử dụng kìm

  • Không cắt dây cứng trừ phi kìm của bạn được thiết kế để cắt loại dây này. Lưu ý về đường kính tối đa mà kìm của bạn có thể cắt được với từng loại.
  • Không dùng kìm khi kìm bị nung nóng ở nhiệt độ cao và không dùng kìm để cắt dây đang bị nung nóng.
  • Không dùng kìm cỡ nhỏ để uốn cong, bẻ dây cứng, vì khi đó bạn sẽ làm hư hại mũi kìm, nên dùng kìm cỡ lớn cho các loại dây cứng.
  • Không dùng kìm để đóng giống như với búa.
  • Không dùng búa đóng vào kìm để tạo lực cắt dây cứng hoặc cắt đai ốc.
  • Không dùng ống nối vào cán kìm để tăng lực cắt. Nếu bạn cần cắt vật cứng có độ dày lớn thì nên dùng kìm cắt cộng lực.
  • Không dùng bao cán kìm như vật cách điện trừ trường hợp kìm của bạn là loại chuyên dụng có cách điện (VDE). Bao cán kìm tạo sự thoải mái cho bạn khi sử dụng chứ không phải là vật cách điện hoàn hảo trừ loại kìm chuyên dụng.
  • Không dùng kìm để vặn bu lông, đai ốc, mỏ lết hoặc cờ lê sẽ là sự lựa chọn tốt hơn cho bạn.

Đơn vị cung cấp các loại kìm cách điện uy tín chất lượng tại Hà Nội

DASK là đơn vị chuyên cung cấp các loại kìm cách điện số lượng lớn với uy tín và chất lượng hàng đầu Hà Nội. Các loại kìm cách điện tại DASK đã được rất nhiều các khách hàng đánh giá là khả năng cách điện tốt, độ bền cao, sử dụng dễ dàng và mẫu mã bắt mắt. 

Ngoài ra Chúng tôi có đội ngũ nhân viên tư vấn trẻ, năng động và nhiệt tình, hiểu biết về các loại sản phẩm nên tư vấn các mặt hàng chuẩn cho khách hàng. Sản phẩm bền đẹp, chất lượng tốt với mức giá hợp lý. Chính sách bảo hành tốt, mang lại sự yên tâm cho người dùng.

Với sản phẩm tốt - giá tốt và dịch vụ CSKH chu đáo, DASK đang được nhiều khách hàng đánh giá cao. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn một cách kỹ càng hơn. Rất mong nhận được sự ủng hộ từ Quý khách hàng.

Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận TƯ VẤN TRỰC TIẾP qua:

Hotline: 0376313989

Lô số 91 khu đô thị Hà Nội Garden City, Phường Thạch Bàn, Quận Long Biên, TP Hà Nội

Viết bình luận của bạn: