Dụng cụ cách điện được sản xuất theo phương pháp nào?

Ngày đăng: 25/01/2022

Dụng cụ cách điện là lựa chọn an toàn và thông minh dành cho thợ sửa chữa khi làm việc trong môi trường tiềm ẩn rủi ro từ điện áp cao như sửa chữa đường dây điện, sửa chữa xe ô tô điện… Tuy chúng trở thành vật dụng khá quen thuộc trong lĩnh vực cơ khí, nhưng không phải ai cũng biết phương pháp để sản xuất ra dụng cụ cách điện. Hãy cùng DASK tìm hiểu sâu hơn về phương pháp sản xuất dụng cụ cách điện và cách để chọn loại dụng cụ này đảm bảo an toàn và chuẩn xác nhất!

Giới thiệu 2 phương pháp chế tạo dụng cụ cách điện

Nếu bạn là một tay thợ lành nghề chắc hẳn sẽ nhận ra các dụng cụ cách điện thường có giá đắt hơn các dụng cụ thường. Nguyên nhân đến từ việc để sản xuất dụng cụ cách điện là cả một quá trình phức tạp và cần nhiều thời gian.

Có 2 phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để sản xuất dụng cụ cách điện là nhúng và khuôn đúc sẵn.

Phương pháp nhúng

Đối với phương pháp này, chúng được sử dụng chủ yếu bởi các nhà sản xuất Bắc Mỹ. Quy trình này đảm bảo mỗi dụng cụ cách điện đều phải đáp ứng tiêu chuẩn ASTM F1505 về:

  • Độ bám dính

  • Tính chất điện môi

  • Tính chống cháy

  • Độ bền

Quá trình cuối cùng trong phương pháp sản xuất nhúng đòi hỏi mỗi dụng cụ cần được làm sạch, đánh bóng và khắc laser. Yêu cầu đối với các bước này đòi hỏi sự chính xác về mặt thời gian để đạt được kết quả tối ưu.

Các dụng cụ cách điện được sản xuất bằng phương pháp nhúng, có 2 lớp cách điện với các màu tương phản đỏ và vàng hoặc cam vàng.

Phương pháp đúc khuôn

Nếu như tại Bắc Mỹ, các nhà sản xuất chuộng phương pháp sản xuất theo quy trình nhúng thì các nhà sản xuất tại Châu Âu và Châu Á thường sử dụng quá trình dùng khuôn đúc cho dụng cụ cách điện.

Công nghệ đúc khuôn mang lại năng suất cao kết hợp với sự tự do vượt trội trong thiết kế. Với quy trình này, công cụ được đặt vào khuôn, tiếp đó vật liệu cách điện được bơm vào khuôn và bao bọc công cụ trong một lớp phủ cách điện bảo vệ. Quá trình này không có xu hướng có lớp bảo vệ bên trong.

Tiêu chuẩn IEC 60900 hay VDE 1000V trở thành thước đo để kiểm tra và chứng nhận khả năng cách điện của phương pháp này.

So sánh giữa 2 phương pháp nhúng và đúc khuôn thì không có phương pháp nào tốt hơn phương pháp nào. Cả 2 phương pháp đều đảm bảo sự an toàn cho người dùng trước dòng điện lên đến 1000V.

3 điều cần xem xét khi lựa chọn dụng cụ cách điện:

Khi bạn đã quyết định được thiết kế dụng cụ nào bạn cảm thấy thoải mái nhất thì bạn cần cân nhắc thêm một số điều quan trọng khi chọn một dụng cụ cách điện.

Chọn một nhà sản xuất công cụ có uy tín: Đánh giá tổng thể của một dụng cụ cách điện không thể chỉ được căn cứ dựa trên khả năng cách điện. Chất lượng và hiệu suất của dụng cụ cách điện cũng đóng vai trò không hề nhỏ. Các thương hiệu dụng cụ cầm tay nổi tiếng về hạng mục cách điện là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn khi tìm kiếm 1 loại dụng cụ toàn diện.

Kiểm tra tay cầm: Khi làm việc chúng ta tiếp xúc nhiều nhất là phần tay cầm của dụng cụ, nên bạn cần lựa chọn tay cầm đảm bảo an toàn. Ví dụ như tay cầm ma sát tốt, mang lại sự thoải mái khi sử dụng và trên hết là luôn cách điện an toàn.

Bảo hành hậu mãi: Một thương hiệu có uy tín sẽ đảm bảo các dụng cụ cách điện của hãng có thời gian bảo hành lâu dài.

Để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác về dụng cụ cách điện, mời bạn đọc tham khảo thêm tại blog: https://dask.com.vn/tin-tuc

>>> Gian hàng online: https://dask.com.vn/collections/all

Viết bình luận của bạn: