Không có sản phẩm nào.
Điện 220v giật có chết không? Điện giật bao lâu thì chết?
Cơ thể người là một vật dẫn điện. Vì thế, dòng điện rất dễ dàng đi qua nếu không có các biện pháp cách điện an toàn khi tiếp xúc. Mỗi năm, trên thế giới có hàng nghìn người chết vì tai nạn điện và trung bình ở Việt Nam con số này là 250 người. Điện giật có thể xảy ra vì bất cẩn trong sinh hoạt thường ngày hoặc trong lao động. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem những ảnh hưởng của dòng điện lên cơ thể con người là gì, điện 220V giật có chết không? và bị điện giật bao lâu thì chết?
Điện 220V giật có chết không?
Vì việc bảo vệ an toàn xuất phát từ một điện áp dễ hình dung giá trị dòng điện qua ngưòi nên trong thực tế đòi hỏi quy định các giá trị điện áp mà con người có thể chịu đựng được.
Giá trị điện áp cho phép quy định mà con người có thể chịu đựng được tuỳ thụôc vào môi trường làm việc cụ thể, công suất nguồn, khả năng được bảo đảm an toàn của bản thân trang thiết bị và phương tiện bảo hộ. Ngoài ra còn lưu ý đến xác suất nguy hiểm có thể xảy ra.
Thông thường, mức điện áp từ 40V trở lên được đánh giá là mức nguy hiểm.
Vì vậy khi để dòng điện 220V chạy qua thì khả năng tử vong là rất cao. Chúng ta luôn luôn có các biện pháp phòng tránh điện giật, nhất là những dòng điện mạnh như vậy.
Điện giật bao lâu thì chết?
Khi bị điện giật, bên cạnh thời gian dòng điện đi qua người thì cường độ dòng điện là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể. Nếu dòng điện yếu, người bị giật có thể chỉ bị một số ảnh hưởng nhất thời, có thể tự tách ra khỏi vật dẫn. Trường hợp dòng điện mạnh, cơ thể sẽ co rút hoặc bất động, không thể tách ra khỏi vật dẫn và tử vong.
Người ta dùng đơn vị ampe (A) hoặc mili ampe (mA) để đo cường độ dòng điện. Con số này biểu thị số lượng các phân tử điện đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian. Tùy vào cường độ dòng điện lớn hay nhỏ mà sẽ gây ra những tổn hại khác nhau lên cơ thể như:
- Cường độ dòng điện từ 0,6 - 1,5 mA: Gây cảm giác tê nhẹ.
- Cường độ dòng điện từ 2 - 3 mA: Gây cảm giác tê mạnh.
- Cường độ dòng điện từ 5 - 7 mA: Cơ bắp đau, rung và mất kiểm soát.
- Cường độ dòng điện từ 8 - 10 mA: Các triệu chứng trên kèm theo cơ thể khó tự rời khỏi vật dẫn.
- Cường độ dòng điện từ 20 - 25 mA: Các triệu chứng trên kèm theo khó thở.
- Cường độ dòng điện từ 20 - 80 mA: Các triệu chứng trên kèm theo hơi thở tê liệt, tim đập mạnh.
- Cường độ dòng điện từ 90 - 100 mA: Nếu kéo dài 3 giây có thể gây tử vong. Tuy nhiên, nếu tay bị ướt khi tiếp xúc với điện thì cường độ dòng điện đi qua sẽ càng mạnh hơn, khả năng tử vong sẽ cao và nhanh hơn là 3 giây.
Cách phòng tránh điện giật trong sửa chữa xe ô tô điện
Sửa chữa xe ô tô điện có thể gây nguy hiểm chết người cho các kỹ thuật viên, thợ sửa chữa & bảo dưỡng khi họ không có thiết bị bảo hộ hoặc chưa được đào tạo bài bản. Với những nguy cơ từ điện giật được chúng tôi đề cập ở trên, thì việc phòng chống điện giật trong công việc sửa chữa ô tô điện là vô cùng cần thiết. Dưới đây là những biện pháp phòng chống tôi ưu nhất mà các bạn có thể tìm hiểu.
Sử dụng dụng cụ cách điện
Khác với dụng cụ thông thường, khi sử dụng dụng cụ cách điện nếu bạn xử lý các dây dẫn điện có điện áp cao, những công cụ này có thể cứu mạng bạn. Chúng cũng có thể được yêu cầu đối với hầu hết các thợ điện chuyên nghiệp.
Ví dụ: Khi bạn xử lý điện áp cao, các dụng cụ cách điện cung cấp cách điện thực lên đến 1000V AC hoặc 1500V DC giúp bạn đảm bảo an toàn cho tính mạng. Trong khi tuốc nơ vít và kìm thông thường có tay cầm bằng nhựa không đủ bảo vệ bạn khỏi tiếp xúc với đường dây điện cao thế. Nếu chỉ sử dụng dụng cụ cầm tay thông thường thì điện áp cao có thể và sẽ di chuyển dọc theo trụ thép nằm ở tâm của dụng cụ và truyền thẳng vào cơ thể qua tay cầm và mọi thứ chắc chắn sẽ trở nên tồi tệ, vì vậy hãy tránh điều đó bằng cách sử dụng các dụng cụ cách điện chính hãng.
Nhưng cũng phải lưu ý rằng với một dụng cụ cách điện như kìm, tuốc nơ vít không có nghĩa là an toàn tuyệt đối khi làm việc với các dòng điện áp cao mà đòi hỏi cần sử dụng thêm các thiết bị bảo hộ cá nhân như gang tay cách điện, quần áo cách điện,... và điều nữa là nếu sử dụng không đúng cách thì lớp cách điện không phát huy hết công dụng vốn có.
Trang bị bảo hộ lao động cách điện
Nằm trong top những ngành nghề nguy hiểm, các công nhân sửa chữa ô tô điện cần tự ý thức và trang bị cho mình những trang thiết bị bảo hộ cách điện cá nhân cần thiết để đảm bảo lao động an toàn.
Găng tay cách điện
Thiết bị bảo hộ cách điện cá nhân này là tuyến phòng thủ đầu tiên khi tiếp xúc với các bộ phận được cung cấp năng lượng điện. Các nhà sản xuất xe ô tô điện đều khuyến cáo nên đeo găng tay cao su cách điện khi làm việc gần các bộ phận cao áp và ắc quy xe.
Giày bảo hộ cách điện
Sử dụng giày bảo hộ cách điện sửa chữa ô điện giúp người thợ trở nên tự tin hơn khi bước vào vùng không an toàn. Mang giày bảo hộ cách điện giúp ngăn ngừa điện giật nếu kỹ thuật viên hay thợ sửa xe không may tiếp xúc với nguồn điện trực tiếp (dẫm, đạp lên mà không để ý).
Áo phản quang bảo hộ
Chất điện phân được sử dụng trong một số pin xe điện có độc tính cao. Luôn mặc quần áo bảo hộ khi làm việc gần các phương tiện bị rò rỉ hóa chất điện phân như xe ô tô điện là điều cần thiết. Áo phản quang bảo hộ với đặc điểm trang bị các đường phản quang giúp dễ nhận biết trong quá trình làm việc, dễ kiểm soát tình hình và giảm thiểu tai nạn nghề nghiệp.
Mũ cách điện
Đầu là bộ phận quan trọng nhất cần được bảo vệ. Thiết bị bảo hộ lao động sửa chữa ô tô điện không thể thiếu mũ cách điện, bảo vệ an toàn cho người thợ khỏi những mối nguy hiểm về điện giật luôn tồn tại thường trực.
DASK hiện là đơn vị cung cấp rất đa dạng các dụng cụ cách điện đạt chuẩn VDE tại thị trường Việt Nam đáp ứng nhu cầu của tất cả các ngành nghề như điện lực, điện tử viễn thông, cơ khí chế tạo, sửa chữa và bảo dưỡng xe ô tô điện,…Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và lựa chọn sản phẩm chính hãng.