-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bỏ túi những biện pháp an toàn điện - Cần ghi nhớ ngay!
Điện là nguồn năng lượng chủ yếu trong cuộc sống sinh hoạt của con người. Tuy nhiên, việc sử dụng điện không đúng cách có thể làm phát sinh các trường hợp nguy hiểm, thậm chí là thiệt hại đến tính mạng. Sau đây, DASK sẽ chia sẻ tới bạn đọc “Bỏ túi những biện pháp an toàn điện - Cần ghi nhớ ngay”.
An toàn điện là gì?
An toàn điện là hệ thống những quy định, biện pháp tổ chức và phương tiện kỹ thuật nhằm ngăn chặn các tác động nguy hiểm đối với con người. Các biện pháp phòng tránh điện giật và đảm bảo an toàn điện, luôn được chú trọng trong quá trình đào tạo ở bất nơi đâu và dù cho bạn có là ai đi chăng nữa. Bởi lẽ, tất cả các hệ thống liên quan đến điện đều có khả năng gây hại đến con người, vì vậy đảm bảo an toàn điện là luôn cần thiết.
Khoảng cách đảm bảo an toàn điện
Căn cứ vào quy định của Nghị định 14/2014/NĐ-CP về HLBV an toàn lưới điện cao cấp, có quy định rõ ràng về khoảng cách an toàn cho từng lĩnh vực và mức điện áp khác nhau. Dưới đây, là bảng tổng hợp về khoảng cách an toàn điện, mời bạn đọc tham khảo:
Đối với khoảng cách bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
Điện áp |
Đến 22kV |
Đến 35 kV |
110 KV |
||
Khoảng cách | Dây bọc | Dây trần | Dây bọc | Dây trần | Dây trần |
1.0 m |
2.0 m |
1.5 m |
3.0 m |
4.0m |
Khoảng cách an toàn của nhà ở, công trình xây dựng
Điện áp |
Đến 35 kV |
Đến 110 kV |
Khoảng cách |
3.0 m |
4.0m |
Nguyên nhân gây mất an toàn điện điển hình
Có rất nhiều nguyên nhân mất an toàn điện dẫn đến những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân hay thường gặp, như sau:
- Do sự bất cẩn của người lao động, không tuân thủ những quy định an toàn điện, không sử dụng dụng cụ cách điện chất lượng, thiếu thiết bị bảo hộ lao động…
- Do sự thiếu hiểu biết của người lao động, không tham gia huấn luyện đầy đủ về an toàn điện. Sử dụng không đúng các dụng cụ nối điện thế trong các phòng bị ẩm ướt.
- Sử dụng thiết bị điện không an toàn, hoạt động thiếu sự đồng bộ. Thiếu các thiết bị và cầu chì bảo vệ, ELCB hoặc có nhưng không đáp ứng yêu cầu, thiết bị điện sử dụng không phù hợp với điều kiện sản xuất.
- Do yếu kém trong quá trình tổ chức thi công và thiết kế, bố trí không đầy đủ các vật che chắn, rào lưới ngăn ngừa việc tiếp xúc bất ngờ với bộ phận dẫn điện, dây dẫn điện của các trang thiết bị. Khi thiết kế không tính hết nhu cầu sử dụng thiết bị điện dẫn đến quá tải, chập cháy.
- Do môi trường làm việc không an toàn nhiều bụi, ẩm ướt dễ phát sinh ra các tai nạn điện.
- Do sự bất cập trong tiêu chuẩn hiện hành, có nhiều điểm lỗi thời,nhiều đơn vị khi thi công phải lượm lặt các tiêu chuẩn an toàn điện từ trên thế giới, gây ra tình trạng thiếu đồng bộ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.
Biện pháp an toàn điện cần ghi nhớ ngay
- Lắp đặt thiết bị đóng cắt điện đúng cách: Khi lắp đặt cầu dao hay aptomat ở đầu dây cấp điện cần ngắt dòng điện để tránh xảy ra sự cố như chập điện, quá tải, ngăn ngừa phát hoả do điện. Thiết bị bảo vệ đóng cắt điện cần được lắp đặt trên dây pha, tốt nhất nên lắp đặt đồng thời cả dây pha và dây trung tính.
- Lựa chọn thiết bị đóng cắt điện phù hợp: Sử dụng thiết bị đóng cắt có nắp đậy che kín phần mang điện. Lắp thêm thiết bị chống rò điện để phòng tránh các sự cố điện nguy hiểm, đặc biệt là những vùng ngập nước.
- Vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện an toàn: vị trí lắp đặt ở nơi cao ráo, đảm bảo thuận tiện khi sử dụng.
- Tránh xa nơi điện thế nguy hiểm: Giữ khoảng cách tiếp xúc xa, an toàn để tránh hiện tượng phóng điện cao áp, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
- Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc: Không vừa sử dụng vừa sạc điện thoại, bởi điều này có thể xảy ra hiện tượng cháy nổ, gây nguy hiểm đến mọi người xung quanh.
- Không lắp đặt thiết bị điện ở nơi có độ ẩm cao: tránh những nơi ẩm ướt, ngập nước, không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ gây cháy nổ.
- Sử dụng thiết bị điện chất lượng tốt: Dây điện trong nhà phải được đặt trong ống cách điện và dùng loại dây có vỏ bọc cách điện. Không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà có chất lượng kém.
- Kiểm tra hệ thống đường điện thường xuyên: Việc kiểm tra đường dây các thiết bị đóng cắt, bảo vệ điện như: cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm và các thiết bị sử dụng điện trong nhà nhằm đề phòng xảy ra cháy nổ, chập điện, dây dẫn điện bị đứt, tróc cách điện hay các thiết bị, đồ dùng điện bị hư hỏng cần phải thay thế hoặc sửa chữa mới được tiếp tục sử dụng.
- Bảo hành thiết bị điện định kỳ: Cần thường xuyên kiểm tra, sửa thay thế ngay nếu phát hiện thiết bị hư hỏng, để không dẫn đến những nguy hiểm cháy nổ, hở điện gây điện giật chết người…
- Trang bị bảo hộ đầy đủ: Cần phải nắm rõ về kỹ thuật điện, các thiết bị, sơ đồ điện và những vị trí, bộ phận nào có thể gây ra nguy hiểm trong quá trình sản xuất; có kiến thức và khả năng ứng dụng các quy phạm về an toàn kỹ thuật điện; biết xử lý tình huống tai nạn điện và cấp cứu người bị điện giật.
- Kiểm tra vận hành đúng quy tắc an toàn điện: Đối với các bộ phận, thiết bị của mạng điện, cần phải được che chắn cẩn thận để tránh nguy hiểm khi tiếp xúc.
Trên đây là “Những biện pháp an toàn điện - Cần ghi nhớ ngay”, bạn đọc có thể tham khảo để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về an toàn điện. Bên cạnh đó, Quý khách hàng quan tâm đến dụng cụ cách điện, thiết bị bảo hộ thì hãy liên hệ ngay cho DASK qua đường dây nóng 0376.313.989 để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất. Hoặc tham khảo tại website: https://dask.com.vn/ để khám phá thêm những dòng sản phẩm cách điện khác.